0972 613 455

Nghệ thuật ứng xử khi khách hàng từ chối mua hàng
15 Tháng Chín, 2020
12 kiểu khách hàng và nghệ thuật ứng xử trong bán hàng (P2)
19 Tháng Chín, 2020

12 kiểu khách hàng và nghệ thuật ứng xử trong bán hàng (P1)

Nếu là người bán hàng, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ với đủ kiểu khách hàng. Cần biết rằng nhận biết đúng nhóm khách hàng sẽ giúp bạn ứng xử và bán hàng dễ dàng hơn. Dưới đây là tóm lược về 12 kiểu khách hàng phổ biến nhất và nghệ thuật ứng xử khi bán hàng cho họ. 

1. Khách hàng không giỏi về công nghệ

Kiểu khách hàng này thường có vẻ lẫn lộn và mất phương hướng khi thảo luận về bất cứ thứ gì có yếu tố công nghệ cao, họ gọi điện nhiều hơn là viết email, muốn gửi fax tất cả mọi thứ. Khách hàng không giỏi công nghệ luôn muốn kiểm tra mọi thứ 2 lần trước khi nhận lấy, nhưng sau đó sẽ vui lòng lắng nghe lời khuyên của bạn.

Khách hàng không giỏi về công nghệ cần được hướng dẫn tỉ mỉ và chi tiết

Cách ứng xử: 

Khách hàng không giỏi về công nghệ cần được hướng dẫn tận tình. Bạn phải chắc chắn là những thứ dính đến công nghệ của một công việc cụ thể cần được in ra cho họ đọc những lúc rỗi rãi. Điều đó giúp cho bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian khỏi phải giải thích mọi thứ lặp đi lặp lại.

Đồng thời, sẽ rất tốt khi thừa nhận bạn không sử dụng quá nhiều đến công nghệ hiện đại (email, quản lý dự án trực tuyến…). Thay vào đó nên sử dụng thời gian cho điện thoại, fax và những cuộc gặp trực tiếp. Bằng một cách tình cờ thật dễ để có thể tiếp cận khách hàng không giỏi công nghệ. 

Bạn có thể tưởng tượng, điều này có thể phá tan mối quan hệ giữa bạn với khách hàng và tệ hơn sẽ khiến họ bị tổn thương. Hãy chắc chắn bạn biết cách cân bằng cuộc chơi bằng cách hỏi vào vấn đề mà họ thông thạo – việc làm ăn của họ. Điều này sẽ khiến họ vui lòng không đi sâu vào các vấn đề thuộc năng lực của bạn – điều có thể phung phí thời gian của rất nhiều người.

2.Khách hàng không hứng thú

Bạn sẽ nhận ra người khách không hứng thú ngay trong lần gặp đầu tiên khi bạn hỏi họ về việc làm ăn và gần như không được trả lời. Khách hàng không hứng thú ít khi đáp ứng đủ những thông tin và tài liệu được yêu cầu và thường đòi hỏi bạn hoàn thành công việc ngoài khả năng giải quyết của bạn bởi vì họ “không có thời gian”.

Cách ứng xử

Cần nhanh chóng thích ứng với một khách hàng không hứng thú. Một người làm nghề tự do cần phải kiên quyết đối với một khách hàng không hứng thú, vậy hãy quen với việc thường xuyên gọi điện thoại và viết email.

Một giọng nói thân thiện và hài hước có thể giúp đỡ nhiều cho bạn khi tìm cách lôi kéo họ. Một khách hàng không hứng thú thường không cố trở nên cộc cằn và khó chịu, họ thường tỏ ra căng thẳng và đòi hỏi sự giúp đỡ từng chút ít một.

Nếu bạn có thể thẳng thắn với họ rằng thêm công việc có nghĩa là thêm tiền công, một là hãy nhận công việc đó nếu có thể hoặc là bạn có thể tận dụng cơ hội đó để phát triển năng lực.

Một khách hàng không hứng thú có thể có nhiều mưu mẹo, nhưng nếu bạn cố gắng quan tâm đến họ thì họ sẽ trung thành với bạn, trở nên vui vẻ vì đã có một ai đó “quan tâm đến công việc của họ”. Bạn phải thẳng thắn về chi phí, và tự hiểu rằng không thể tránh khỏi được sự kèo nhèo.

3. Khách hàng tham gia tích cực

Khách hàng tham gia tích cực đã có sẵn quan điểm rõ ràng về điều họ muốn và thường là không quan tâm nhiều lắm đến những suy nghĩ của bạn về vấn đề đang được đề cập.

Cách ứng xử

Khi bạn gặp một khách hàng tham gia tích cực, điều quan trọng nhất là thuận theo tình huống. Nếu bạn quyết đấu thì thường là bạn thua và công việc sẽ trở nên khó khăn hơn cần thiết. Nếu các khách hàng tham gia tích cực biết chính xác họ đang muốn gì, hãy để cho họ tự do, nhận thức việc đó và để họ làm. Thường thì bạn nên bày tỏ rõ cho họ biết rằng họ dường như đã có một quan điểm rõ ràng về điều họ muốn và bạn sẽ đi theo hướng của họ, tuy nhiên hãy chỉ rõ là nếu họ thích, không cần sự tham gia của họ bạn vẫn có thể có đủ sức làm việc đó.

4. Khách hàng cho mình là nhất

Một khách hàng tự coi mình là nhất thường không muốn thảo luận kế hoạch của họ nếu như họ chưa buộc bạn phải ký một thỏa thuận không tiết lộ và phải chuẩn bị một thỏa thuận nháp hoàn toàn phù hợp với ý thích của họ.

Cách ứng xử

Thật không đáng để làm việc với một khách hàng tham gia tích cực trong một công việc nhỏ hoặc là được trả lương ít. Những rủi ro có thể lớn hơn nhiều những gì đạt được. Bên cạnh đó, một thỏa thuận có hiệu lực pháp lý mang tính cá nhân hóa thường là rất đắt, vậy nếu họ sẵn sàng trả một khoản tiền lớn để bảo vệ quyền lợi của họ thì họ cũng sẽ trả công bạn tương xứng. 

Đối với một việc lớn mà bạn muốn thực hiện với một khách hàng lớn, nhưng phải kèm với phí dành cho luật sư đại diện. Phần lớn các công ty đều có những thỏa thuận pháp lý bởi vì họ muốn bảo vệ bản thân họ cũng như các dự án nhạy cảm, nhưng một vài khách hàng tham gia tích cực sử dụng chúng theo một cách lạm dụng. Hãy nhớ rằng khách hàng trả nhiều hơn để được bảo vệ, vậy bạn hãy trích dẫn nhiều hơn để được trả công tương xứng.

5. Khách hàng biết ơn

Hãy trân trọng và gìn giữ mối quan hệ tốt với khách hàng biết ơn

Khách hàng biết ơn sẽ khen tặng bạn rất nhiều và khiến bạn cảm thấy đặc biệt – ôi tôi yêu một khách hàng biết ơn biết chừng nào!

Cách ứng xử

Hãy ngồi lại và tận hưởng chiến thắng. Chắc chắn rằng đã tặng họ một món quà giáng sinh dễ thương và thường xuyên như vậy. Một khách hàng biết ơn giống như là thỏi vàng đối với một người hành nghề tự do, vậy hãy làm việc thật tốt và khiến cho họ cảm thấy như mình là VIP.

6. Khách hàng thực dụng

Khách hàng thực dụng là một lái buôn thực sự và tin rằng giá mà bạn đưa ra chỉ là khởi đầu của thương lượng mà thôi. Bạn sẽ biết bạn có một khách hàng thực dụng bởi vì để đạt được một mức giá hay miêu tả về công việc luôn đòi hỏi phải đi đi lại lại nhiều lần. Thường mọi khi khách hàng thực dụng là những nhà kinh doanh thành đạt, những người để trở nên giàu có thì họ đã nhiều phen phải mặc cả rất nhiều.

Cách ứng xử

Cách tốt nhất để làm việc với một khách hàng thực dụng đó là dĩ độc trị độc, có thể nói như vậy. Việc làm cho một khách hàng thực dụng trở lại với chính họ thường sẽ khiến họ suy giảm sức mạnh và đảm bảo rằng bạn đã có một hợp đồng tốt. Điều đó có nghĩa là lúc đầu thách giá cao sau đó giảm giá xuống và luôn tự tin với các quan điểm về tiền lương và khối lượng công việc.

 

OUR PORTFOLIO