0972 613 455

Chiến lược marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả
15 Tháng Ba, 2020
7P trong marketing dịch vụ – Cách áp dụng cho doanh nghiệp
17 Tháng Ba, 2020

Khái niệm 4P trong marketing – Cách ứng dụng marketing mix

4P trong marketing được nhiều Marketers đánh giá là công cụ hữu ích. Công cụ này giúp tìm kênh phân phối, xác định nhu cầu, mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu phổ biến nhất.

Vậy 4P trong marketing nghĩa là gì và làm sao để ứng dụng công cụ hiệu quả? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây. 

4P trong marketing là gì?

4P trong marketing hay còn gọi là marketing mix – là một thuật ngữ được đặt ra bởi Neil Borden. Đây là sự kết hợp của các hành động hoặc chiến thuật, nhằm nắm bắt và truyền tải những điểm khác biệt, độc đáo của một thương hiệu hay sản phẩm. 

4P trong marketing bao gồm: 

  • Sản phẩm: Có thể là những hàng hóa hữu hình hoặc các dịch vụ vô hình của doanh nghiệp phục vụ người tiêu dùng. 
  • Giá cả: Đây là yếu tố quan trọng, có thể tác động đến lợi nhuận, cung, cầu và chiến lược tiếp thị. Nếu đưa ra mức giá phù hợp, bạn có thể có được lợi nhuận và khách hàng. Nếu mức giá quá cao hoặc quá thấp, bạn có thể sẽ mất đi khả năng cạnh tranh. 
  • Xúc tiến thương mại: yếu tố bao gồm tất cả các hoạt động quảng bá giúp càng nhiều người biết đến sản phẩm của doanh nghiệp. Từ tạo ấn tượng tốt về sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo, tiếp thị đến việc thực hiện các giao dịch mua bán, v.v…
  • Phân phối: Kênh phân phối là yếu tố thứ 4 trong 4P. Đó có thể là các cửa hàng thực tế hay các “cửa hàng online” trên internet. Bất kể kênh phân phối của bạn thuộc loại nào, bạn cần đảm bảo việc cung cấp sản phẩm cho khách hàng diễn ra đơn giản, thuận lợi. 

Làm sao để ứng dụng 4P trong marketing ?

Bạn có thể ứng dụng 4P trong marketing một cách linh hoạt. Dưới đây là cách mà nhiều Marketers thường sử dụng cho phương án của họ mà bạn có thể tham khảo: 

Bước 1: Nghiên cứu sản phẩm

Đầu tiên, đưa ra những tính năng và lợi ích mà sản phẩm có thể mang đến cho khách hàng. Sản phẩm này có gì đặc biệt và nó có thể đảm bảo doanh số cho doanh nghiệp không.

Bước 2: Nghiên cứu khách hàng tiềm năng

Hãy xem khách hàng tiềm năng của bạn là ai? Họ có nhu cầu gì? Họ muốn điều gì từ sản phẩm của bạn? Với những thông tin này, bạn có thể cung cấp sản phẩm đúng nhu cầu của khách hàng và nhắm mục tiêu một cách hiệu quả. 

Bước 3: Tìm hiểu về thị trường

Cho dù bạn kinh doanh trong lĩnh vực nào, việc tìm hiểu kỹ càng về thị trường cũng là điều vô cùng cần thiết. Bạn cần biết mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực có cao không để từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp. Hãy xem xét về giá cả và các lợi ích liên quan như bảo hành, hậu mãi, khuyến mại… Đó là những mục mà khách hàng của bạn quan tâm. 

Bước 4: Đánh giá các vị trí

Lúc này, doanh nghiệp sẽ cân nhắc về các địa điểm để xem khách hàng có khả năng mua hàng ở đâu và chi phí liên quan đến việc sử dụng kênh này là gì. Cung ứng sản phẩm cho một thị trường, khu vực cụ thể, thích hợp sẽ mang lại hiệu suất kinh doanh cao hơn. 

Bước 5: Phát triển chiến lược truyền thông

Dựa trên đối tượng xác định và các chi phí đã thiết lập, doanh nghiệp có thể xúc tiến chiến lược truyền thông vào giai đoạn này. Bất kỳ phương thức quảng cáo hoàn thiện nào cũng đều phải thu hút khách hàng tiềm năng. Chiến lược cần đảm bảo nêu rõ và làm nổi bật các tính năng cũng như lợi ích chính của sản phẩm.

Bước 6: Kiểm tra chéo Marketing Mix

Cuối cùng là kiểm tra lại xem tất cả các yếu tố và kế hoạch liên quan đã hợp lý chưa. Bạn chỉ có thể hoàn thành một kế hoạch marketing khi đã chắc chắn rằng liên kết chặt chẽ tất cả bốn yếu tố.

Dưới đây là một vài câu hỏi bạn có thể sử dụng cho quy trình:

  • Người tiêu dùng muốn gì từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • Làm thế nào để sản phẩm của bạn đáp ứng những nhu cầu đó?
  • Nơi nào người mua tiềm năng tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của bạn?
  • Làm thế nào để bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh?
  • Giá trị cảm nhận của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì?
  • Hiện tại bạn có những tương tác nào với khách hàng tiềm năng?
  • Chiết khấu như thế nào cho những khách hàng thương mại, hay cho từng phân khúc khách hàng cụ thể?

Chúc các bạn thành công!

OUR PORTFOLIO