Trang đích (Landing page) có thể đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi trang landing page đều đem lại hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu xem, cấu trúc landing page có tỷ lệ chuyển đổi cao là như thế nào nhé!
MỤC LỤC NỘI DUNG
Đây là phần đầu tiên của bài viết, đề cập đến tổng quan trong lĩnh vực hoặc sản phẩm của bạn. Trong phần này, bạn không cần và cũng không nên đi sâu vào chi tiết, sẽ khiến khách hàng cảm thấy mất tập trung.
Phần tổng quan chỉ cần mô tả khái quát, đồng thời nên ưu tiên các thông tin được trích dẫn từ các nguồn đáng tin cậy chứ không chỉ xuất phát từ quan điểm cá nhân của bạn.
Phần đặt vấn đề nên tập trung vào những nội dung mà khách hàng đang quan tâm. Đó có thể là “nỗi đau” chưa có phương án giải quyết của họ hoặc chưa có giải pháp ưu việt hơn.
Hãy cho khách hàng thấy những “tệ đoan” trong sản phẩm, dịch vụ hay cách làm hiện tại của họ. Hãy để họ biết đến có những giải pháp có thể giúp họ “xóa bỏ” những vấn đề khiến họ băn khoăn.
Trong đặt vấn đề, bạn có thể dẫn chứng những ý kiến từ chuyên gia trong lĩnh vực về các khó khăn, bất lợi mà khách hàng gặp phải khi tiếp tục sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp cũ.
Phần này tập trung vào việc giới thiệu về các tính năng, tiện ích của sản phẩm, giải pháp, dịch vụ của bạn.
Sản phẩm của bạn có thể đem lại hiệu quả gì, khả năng giải quyết “nỗi đau” của khách hàng như thế nào, có những ưu điểm vượt trội ra sao so với các sản phẩm khác trên thị trường… Lưu ý, việc trình bày những ưu điểm, hiệu quả của sản phẩm cần đảm bảo tính súc tính và dễ hiểu. Như vậy sẽ dễ dàng “đi vào lòng” của khách hàng hơn.
Bạn nên lồng ghép thêm các video, hình ảnh hoặc những tài liệu tham khảo cần thiết (file pdf) để khiến phần giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, giải pháp thêm thuyết phục, sinh động. Đồng thời tăng khả năng tiếp nhận của khách hàng.
Bên cạnh đó, bạn có thể chèn một nút Call To Action (như đăng ký dùng thử, xem chi tiết…) để tăng thêm hiệu quả chuyển đổi tỷ lệ.
Hãy nhớ kỹ, khách hàng của bạn sẽ đặc biệt quan tâm đến nội dung này, thậm chí một số khách hàng có thói quen chỉ chú ý đến phần này mà thôi. Bởi vì, họ xem mọi thông tin của bạn, chỉ vì muốn biết sản phẩm, dịch vụ, giải pháp của bạn giúp ích được gì cho họ.
Hãy khéo lẽo dẫn dắt từ các tính năng, tiện ích đã mô tả trong phần 3. Đồng thời, kết hợp với những vấn đề đưa ra ở phần 2, để trình bày lợi ích thiết thực mà sản phẩm của bạn có thể mang lại cho khách hàng. Hãy giúp họ hiểu rằng, sản phẩm của bạn là giải pháp cho “nỗi đau” mà họ đang gặp phải – chỉ cần họ quyết định.
Bạn có thể mô tả những lợi ích đó theo dạng liệt kê. Sử dụng các ký hiệu ( gạch đầu dòng, dấu sao, chấm tròn…) để tạo ấn tượng mạnh hơn về mặt thị giác. Đồng thời, bạn cũng có thể bôi đen, gạch chân, dùng màu khác… với những cụm từ quan trọng nhất trong câu.
Nếu có thể, bạn nên đưa thêm vào các đánh giá tích cực của khách hàng hiện tại hoặc trước đây. Điều đó sẽ giúp tạo dựng niềm tin cho khách hàng mới quyết tâm sử dụng sản phẩm của bạn.
Kêu gọi hành động cụ thể là phần cuối của bài viết, đồng thời cũng là phần cuối – cực kỳ quan trọng của landing page – mục tiêu chính mà bạn cần đạt được khi khách hàng đã xem các nội dung ở trên.
Hãy khuyến khích khách hàng chủ động liên hệ thông qua các nút Đăng ký, Click chuyển về website chính hoặc điền form đăng ký thông tin nhận tư vấn, đặt hàng, dùng thử… Bằng cách này, bạn có thể tạo mối liên hệ với khách hàng để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
Lưu ý, hãy tạo sự thuận tiện và an tâm cho khách hàng khi yêu cầu các hành động. Nếu bạn kêu gọi khách hàng cung cấp thông tin, thông tin đó nên càng ít càng tốt. Thông thường, bạn chỉ cần tên, số điện thoại, email, nhu cầu chính của khách hàng. Không nên yêu cầu khách hàng điền quá nhiều thông tin nếu không cần thiết. Điều đó sẽ khiến khách hàng cảm thấy bị xâm phạm riêng tư.
Bạn nên có một bộ phận khác để làm việc sâu hơn với khách hàng: ví dụ bộ phận CSKH, gọi điện, nhắn tin lại để tư vấn hoặc phục vụ khách. Suy cho cùng, landing page chỉ là “phễu vào” đưa khách hàng đến với sản phẩm, dịch vụ của bạn mà thôi.
Các nút Call to Action nên sử dụng màu sắc nổi bật, tương phản với màu nền của trang để kích thích khách hàng nhấp vào nút. Tuy nhiên, hãy chú ý khi chọn màu đỏ hoặc đen. Đây là màu sắc khiến khách hàng của bạn dễ cảm thấy không an toàn. Bởi trong tiềm thức của con người, đây là màu đại diện cho nguy hiểm.
Như vậy, với những thông tin trên bạn hẳn đã nắm được cấu trúc của một landing page tốt, có thể đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao rồi! Nếu bạn còn băn khoăn, cần tư vấn hoặc muốn có một trang Landing page hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi!
TVT AGENCY – Luôn sẵn sàng phục vụ bạn!