0972 613 455

Hubspot là gì? Các chức năng của HubSpot
8 Tháng Tư, 2020
Website là gì? Vì sao doanh nghiệp cần thiết kế website?
10 Tháng Tư, 2020

7 phương pháp cá nhân hóa website – Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Việc cá nhân hóa website giúp tối ưu trải nghiệm của khách hàng, thúc đẩy mua bán. Tuy nhiên, làm thế nào để website được cá nhân hóa và đem lại hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng TVT Agency tìm kiếm giải pháp trong bài viết dưới đây. 

1. Thay đổi giao diện website theo thời gian

Bạn có thể khiến website trở nên gần gũi với khách hàng hơn với việc đặt giao diện theo những sự kiện có liên quan đến khách hàng. Một số gợi ý cho việc thay đổi giao diện website như: 

Dựa theo các ngày lễ lớn: Tết, Trung thu, Halloween, Giáng sinh…

Dựa theo sự kiện: Các trận đấu bóng đá, sinh nhật doanh nghiệp, ra mắt bộ sưu tập…

Dựa theo chủ đề: Thực đơn nổi bật, sản phẩm mới …

Nói chung, tùy theo đặc sắc của doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh, bạn có thể thay đổi những hình ảnh, banner… sao cho ấn tượng. Điều đó sẽ khiến khách hàng của bạn luôn có cảm giác mới mẻ, vui vẻ khi thăm website của bạn. 

Ví dụ về giao diện “ăn theo” dịp lễ Hallowen

  1. Chọn giao diện website phù hợp với khách hàng mục tiêu

Tương tự như cách thay đổi giao diện website để tạo sự mới mẻ, việc chọn giao diện phù hợp với nhóm đối tượng mục tiêu của đơn vị cũng đem lại những hiệu quả to lớn. 

Hãy xác định chính xác đối tượng mục tiêu chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu những hành vi, sở thích, thói quen của họ. Tiếp đó, tạo ra một giao diện website có các yếu tố phù hợp với nhóm đối tượng mục tiêu. Bạn không biết, điều đó có thể đem lại hiệu quả lớn tới mức nào!

Những yếu tố như hình ảnh, màu sắc chủ đạo, cách sắp đặt và trình bày sản phẩm, font chữ… là cách được sử dụng khi áp dụng phương pháp này. Hoặc đơn giản nhất là việc lựa chọn themes và template phù hợp với nội dung web của bạn. 

3. Gợi ý sản phẩm/nội dung liên quan

Khi bạn xem một thông tin hoặc sản phẩm, hầu hết website sẽ tự động gợi ý những sản phẩm hoặc nội dung liên quan với nội dung bạn vừa đọc/ tìm kiếm. 

Tính năng này có thể giúp khách hàng tiếp cận với nhiều sản phẩm hơn, đẩy mạnh tiêu thụ tới khoảng 30%. Hiệu quả này đặc biệt rõ ràng trên các trang thương mại điện tử như Amazon, Alibaba, Shopee, Tiki, Sendo…

4. Sử dụng dynamic ads 

Bạn có từng gặp phải tình huống: bắt gặp quảng cáo trên newfeed Facebook về một sản phẩm mà bạn từng xem hoặc truy cập vào một website nào đó gần đây? Đó chính là quảng cáo dynamic Ads. 

Phương pháp này khiến khách hàng của bạn không “quên” sản phẩm quá nhanh sau khi họ tìm kiếm nó. Nếu nội dung quảng cáo của bạn tốt, nó sẽ làm gia tăng chuyển đổi và khách hàng sẽ quyết tâm đặt mua sản phẩm của bạn.

Sử dụng quảng cáo Dynamics ads để tăng tối ưu trải nghiệm khách hàng

5. Khuyến khích khách để lại thông tin cá nhân

Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của việc tối ưu trải nghiệm khách hàng là tạo mối liên hệ. (Bạn cũng có thể hiểu là thu thập data khách hàng và chăm sóc khách hàng). 

Hãy áp dụng một số hoạt động khuyến khích khách hàng để lại thông tin. Ví dụ như: email, số điện thoại… một cách tự nguyện. Bạn còn có thể thu thập những thông tin đi sâu hơn như: sở thích, mối quan tâm, hành vi… Đương nhiên, bạn cần làm điều đó một cách khôn khéo. 

Thông thường, phương pháp thu thập thông tin khách hàng chủ yếu là thông qua những ưu đãi. Ví dụ như: nhập email nhận mã giảm giá, kết bạn facebook, comment dưới bài viết số may mắn để nhận quà, nhập thông tin liên hệ để được tư vấn…

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu tại các landing page và Fanpage.

6. Định vị địa lý

Việc quảng cáo của bạn xuất hiện với những khách hàng có vị trí ở gần bạn, có vai trò to lớn trong quyết định hành vi mua sắm của họ. 

Thử nghĩ xem: Nếu bạn bán đồ ăn nhanh tại Hà Nội, nhưng quảng cáo của bạn lại xuất hiện trên tìm kiếm của khách hàng TP Hồ Chí Minh, họ sẽ đặt mua thức ăn nhanh của bạn không? Hoặc nếu có một khách hàng đang ở Cầu Giấy, họ có nhu cầu mua bánh ngọt, vậy họ sẽ chọn một cửa hàng tại khu vực Cầu Giấy hay một cửa hàng tại Hai Bà Trưng? Câu trả lời là 95% khách hàng sẽ muốn đến nơi ở gần nhà. 

Ngày nay, các thiết bị di động thông minh đều được tích hợp GPS, có thể hiển thị vị trí gần như chính xác của thiết bị và người dùng. Đây là điều kiện thuận lợi cho các chiến dịch quảng cáo phát huy tối đa sức mạnh của nó do hiển thị chính xác vị trí. 

Bên cạnh đó, sử dụng định vị địa lý cũng giúp khách hàng có những trải nghiệm thuận tiện hơn. Nó giúp khách hàng dễ dàng tính được phí vận chuyển, các dịch vụ free ship theo khoảng cách, giao hàng tận nhà, v.v…

Định vị địa lý giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng hiệu quả

7. Phân nhóm sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng

Bạn có thể kinh doanh khá nhiều sản phẩm trên website, đôi khi điều đó khiến khách hàng mất nhiều thời gian hơn trong việc tìm kiếm. Như vậy, tại sao bạn không phân chia sản phẩm của mình theo từng nhóm, càng chi tiết, dễ hiểu, dễ tìm kiếm hơn? 

Bạn có thể phân chia theo nhóm nhu cầu, giá cả, chất liệu, thương hiệu… Nhưng hãy luôn nhớ cách phân chia đó phải được xây dựng trên hành vi, thói quen của khách hàng. 

Những chi tiết tưởng chừng nhỏ bé nhưng lại cho khách hàng thấy sự tri kỷ của bạn. Những cải tiến nhỏ giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng trên website. Đó chính là bí quyết tăng hiệu quả chuyển đổi và tăng doanh thu vô cùng hiệu quả! Bạn hãy thử ngay nhé!

 

 

OUR PORTFOLIO